LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ GIAO NHÂN
Lượt xem: 1888
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ GIAO NHÂN

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ GIAO NHÂN

( 1930 - 2005 )

* Chỉ đạo biên soạn:

- Đồng chí Đỗ Văn Sinh -Bí thư BCH Đảng bộ - Chủ tịch HĐND.

- Đồng chí Phạm Duy Lan- PBT thường trực BCH Đảng bộ.

- Đồng chí Đỗ Ngọc Hiên- PBT BCH Đảng bộ - Chủ tịch UBND.

* Sưu tầm và xác minh tư liệu:

- Đồng chí Mai Thị Liên- Nguyên BT BCH Đảng bộ.

- Đồng chí Nguyễn Hữu Duyên - Nguyên BT BCH Đảng bộ.

- Đồng chí Nguyễn Hồng Quân - Nguyên Chủ tịch UBND.

- Đồng chí Nguyễn Quang Hạ - Nguyên Chủ tịch UBND.

- Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng- Nguyên Chủ tịch UBMTTQ.

- Đồng chí Mai Chiến Thắng- Đảng ủy viên - Phó chủ tịch HĐND.

- Đồng chí Nguyễn Mạnh Lân - Đảng ủy viên - PCN UBKT Đảng.

* Biên tập chính:

- Đồng chí Tiêu Quang Trình.

- Đồng chí Trần Anh Tuấn.

Lời giới thiệu

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam dân tộc Việt Nam rất vinh dự và tự hào có vị lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh (tức đồng chí Nguyễn Ái Quốc), Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin, sáng lập và rèn luyện Đảng cộng sản Việt Nam xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. 75 năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn ngàn dông tố, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành trọn vẹn độc lập thống nhất Tổquốc, tự do hạnh phúc  chonhân dân. 

Xã Giao Nhân, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Địnhngày nay có nguồn gốc từ các làng Duyên Thọ - Ngưỡng Nhân - Lạc Nông từ xưa đượcsát nhập lại: đó là một miền quê được hình thành và khai khẩn từ một vùng venbiển hoang sơ của lịch sử dân tộc, người dân Giao Nhân luôn có truyền thống cầncù sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường trong đấu tranh bảo vệquê hương, đất nước. Gần một thếkỷ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người dân Giao Nhân cũng như nhân dân cảnước phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, cuộc đời biết bao đắng cay tủi nhục.Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Giao Nhân đãcùng nhân dân cả nước vùng lên làm cuộc cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi, lậpra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐôngNam Châu Á. Hơn nữa thế kỷ qua, mỗi bước đi, mỗi sự trưởng thành, mỗi thắng lợicủa nhân dân Giao Nhân đều do sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quangvinh. 
Chấp hành Chỉ thị số 39/CT/TW của Ban bí thưTrung ương Đảng khoá 8 và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ sau Đại hội Đảng bộxã Giao Nhân lần thứ 21 (2002- 2005) Ban chấp hành Đảng bộ xã quyết định tổ Chức, chỉ đạo biên soạn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Giao Nhân ” 1930 -2005.

Cuốn sử được thống nhất làm 6 chương: 
Chương I: Quê hương mảnh đất con người và truyềnthống.
Chương II. Xây dựng các tổ chức cách mạng, lãnh đạo nhân dân tham gia tổng khở inghĩa trong cách mạng tháng 8/1945.
Chương III. Phát huy thành quả cách mạng tháng8/1945 xây dựng cơ sở Đảng, cũng cố chính quyền cách mạng và các tổ chức quần chúng, chuẩn bị lực lượng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xây dựng chế độ vàcuộc sống mới giai đoạn 1946 - 1954.
Chương IV. Thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng: xâydựng miền Bắc XHCN giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1955 - 1975).
Chương V. Tập trung xây dựng Đảng chính quyền vững mạnh, phát triển kinh tế xã hội, đưa sản xuất nông nghiệp đi lên theo hướng sản xuất lớnXHCN. Từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và bảo vệ tổquốc (1975 -1986).
Chương VI. Đảng bộ và nhân dân xã Giao Nhân thựchiện hiện đại hoá, công nghiệp hoá nông thôn và đổi mới đất nước (1986 - 2005).

Nội dung cuốn sử nhằm khái quát quá trình hình thành làng xã, truyện thống tốt đẹp Của quê hương. Tái hiện một cách trung thực những sự kiện lịch sử đã diễn 
ra hơn nửa thế kỷ qua trên mảnh đất Giao Nhân mến yêu. Đọc cuốn sử chúng ta thấy được sự lãnh đạo tài tình của Đảng, của Bác Hồđã dẫn dắt nhân dân cả nước nói chung, Đảng bộ và nhân dân Giao Nhân nói riêngvượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách để giành được những thắng lợi rực rỡ.Chúng ta tự hào, Đảng bộ Giao Nhân, tiền thân là chi bộ Thọ Tiên Châu và Chi bộ LạcNhân, 
suốt quá trình cách mạng đã luôn bám sát đường lối của Trung ương Đảng, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, đã khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân trong xã, xây dựng Đảng bộ ngày càng vững mạnh, lãnh đạo nhân dân hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Giao Nhân” góp phần giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Nhân dân Giao Nhân càng tự hào về những trang sử hào hùng của ông, cha, căng ra sứcphấn đấu thực hiện lý tưởng của Đảng, xây dựng tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. 

`Nhân kịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 * 3/2/2008), kỷ niệm 45 năm thành lập Đảng bộ xã Giao Nhân(19/3/1963* 19/3/2008) 50 năm thành lập xã Giao Nhân, Ban chấp hành Đảng bộ xã trân trọng giới thiệu cuốn “ Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Giao Nhân” từ năm 1930 - 2005 đã được hoàn thành vào cuối năm 2007. 

Cuốn sử tuy được biên soạn công phu, rà soát rấtcẩn trọng, nhưng thời gian biên soạn ngắn, đặc điểm của tổ chức Đảng và xã GiaoNhân có nhiều thay đổi về tổ chức hành chính qua các thời kỳ. Các đồng chỉ Đảng viên, cốt cán thời kỳ đầu đã qua đời, tư liệu lưu trữ không giữ được nguyên vẹn nên cuốn sử không thể tránh được khiếm khuyết. Ban chấp hành Đảng bộ xã rất mong được sự đóng góp quý báu của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã để các lần tái bản sau cuốn sử được hoàn mỹ và có giá trị khoa học cao. 

Nhân dịp này, Ban chấp hành Đảng bộ xã Giao Nhân trân trọng cảm ơn các đồng chí, các cấp, các ngành, các đơn vị trong và ngoài địa phương đã giúp đỡ; đóng góp cho Giao Nhân hoàn thành được cuốn sử của minh./.

 TM. BCH ĐẢNG BỘ XÃ GIAO NHÂN

Bí thư Đỗ Văn Sinh



Xã Giao Nhân nằm ở vị trí trung tâm huyện Giao Thủy. Trung tâm xã cách thị trấn Ngô đồng 2,5km về phía Đông Bắc, cách thành phố Nam Định 45km về phíaTây Bắc. Xã có hai trục đường lớn của tỉnh, huyện đi quá: Đường Quốc lộ 37B chạy ngang giữa xã từ Đông sang Tây dài 2.2km song song với sông Cồn Nhất, đường Tỉnh lộ 488 chạy dọc giữa xã từ Bắc xuống Nam dài 3,8km song song với sông Tiến Hải chảy từ sông Cổn giữa ra đến chợ Kiên Hành (xã Giao Hải). Hai tuyến đường lớn và sông lớn qua trung tâm xã cắt nhau tại Chợ Bể Cẩu Vòm. 

Ranh giới xã Phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Hoành Sơn. 

Phía Đông giáp xã Giao Hà, có sông Vụ đông (còn gọi là sông Lạc Thành) là ranh giới tự nhiên. 

Phía Tây và Tây Nam giáp xã Giao Châu. Phía Nam giáp xã Giao Long và Giao Hải 

Tổng diện tích đất đai, tự nhiên toàn xã là 6,35km², trong đó : Đất sản xuất nông nghiệp 476,52 ha; đất các khu dân cư 56,34ha; Đất xây dựng công trình công cộng 85,48 ha; đất giao thông thủy lợi 84,02ha, đất giao các tôn giáo sử dụng 5,21ha. 

Bình quân đất sản xuất lúa 415m² một khẩu. Dân số toàn xã đến 2005 có 2085 hộ, 8.558 khẩu hành chính. 

*Về hành chính : 

Năm 1945 về trước Giao Nhân gồm 3 xã nhỏ: Xã Duyên Thọ, xã Ngưỡng Nhân, xã Lạc Nông. Dân số có khoảng trên 760 đinh, 3.820khẩu. Diện tích đất canh tác 1.241 mẫu Bắc Bộ. Năm 1947 sát nhập Duyên Thọ VớiTiên Chưởng và Sa Châu (Giao Châu) thành xã Thọ Tiên Châu. Sát nhập Ngưỡng Nhân với Lạc Nông thành xã Lạc Nhân. ' ' 

Tháng 12/1956 chuyển 3 xóm : Duyên Sinh, DuyênTrường, Duyên Hải từ xã Thọ Tiên Châu vào xã Lạc Nhân hình thành xã mới : GiaoNhân.

Tháng 12/1958 tiếp nhận 2 xóm : Duyên Hòa và Duyên Hồng từ xã Thọ Tiên Châu về Giao Nhân, đồng thời Giao Nhân bản giao 2 xóm: Nhị Trùng và Tân Khai cuối làng Lạc Nông về xã Giao Hải, huyện Giao Thủy quản lý. 

Từ tháng 01/1959 trở lại đây xã Giao Nhân luôn giữ ổn định ba làng: Làng Duyên Thọ, làng Ngưỡng Nhân, làng Lạc Thành. Trong ba làng có 8 xóm gồm : Nhân Tiến, Nhân Thắng, Duyên Sinh, Duyên Hòa, Duyên ' Hồng,Duyên Trường, Duyên Hải và Lạc Thành. Riêng xóm Lạc Thành là xóm ghép của Lạc Nông và Nhân Thành sát nhập lại. 

Theo gia phả các dòng họ và thần phả, mảnh đất Giao Nhân hình thành tương đối sớm, cách ngày nay gần 400 năm. Đất Giao Nhân hình thành trong quá trình biến triển của đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua quá trình thăng trầm của lịch sử, tác động khắc nghiệt của thiên nhiên, cha ông xưa đã ra sức quai đê, lấn biển, khẩn hoang dần dần tạo thành dải đất khá bằng phẳng với những làng quê trù phú xen kê những cánh đồng phì nhiều mẫu mỡ. 

Dựa vào hồ sơ lưu trữ “Di tích lịch sử văn hoáĐình Chùa Duyên Thọ ” thì sự nghiệp tạo dựng làng xã Giao Nhân được khởi đầu vào cuối triều nhà Lê. Giữa thế kỷ 17 có 4 dòng họ: họ Nguyễn từ Vùng Yên Duyên ngoại thành Thăng Long; họ Mai từ vùng Duyên Hưng Nam Trực; họ Đỗ từ vùng Hà Hồi Hà Nội; họ Vũ ở vùng Ngô Xá Nam Trực về đây lập nghiệp. Thấy vùng bãi biển nơi đây vừa đẹp, Vừa màu mỡ do sông Hồng bồi đắp, bốn cụ thuộc các dòng họ Nguyễn,Mai, Đỗ, Vũ đã lập kế hoạch khai hoang, lấn biển. Được triều đình nhà Lê phê chuẩn, bốn cụ đã chuẩn bị nguồn vốn và huy động nhân lực trong vùng, tiến hành quai đê, lấn biển. Sau 5 năm vật lộn với thiên nhiên từ năm 1623 đến năm 1627 một vùng đất đai rộng lớn đã được hình thành bởi hệ thống đê điều bao quanh với tổng diện tích hơn 1420 mẫu Bắc Bộ, trong đó có 6 con mương được khơi thông để thau chua, rửa mặn. 

Công cuộc khai hoang, lấn biển thắng lợi, ruộng đất được quân cấp công điển cho dân. Các cụ và dân làng đã lần lượt đặt tên cho 18 Cánh đồng trong xã là: Bạch Gia, Thượng Đổng, Hạ Đồng, Thượng Nội, Thượng Ngoại, Hạ Nội, Hạ Ngoại,Thất Thừa, Thành Quan, Thành Cụ, Thành Dân, Nho Lâm, Ngưỡng Nhân, Lạc Nông, Tân Khai, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tân Khẩn. Cốt đất của các cánh đồng có sự chênh lệch khác nhau, căng ra phía Nam và Tây nam càng trũng. Trải qua thời gian, cơ bản ruộng đất trong xã vẫn giữ được ổn định, mãi đến cuối năm 1958 do thay đổi địa giới hành chính nên các cánh đồng thuộc vùng Nhị Trùng và Tân Khai chuyển giao cho xã Giao Hải huyện Giao Thuỷ quản lý. Cùng với việc khai khẩn, mở mang đất đai, các thôn, làng trong xã từng bước được hình thành. Ngôi làng được hình thành sớm nhất là làng Hốc Giang, làng còn có tên gọi là làng Hốc, có thời gian được gọi là Trang Hải Huyệt - xã Hải Huyệt Tam bao gồm cả Duyên Thọ và Ngưỡng Nhân. Địa danh này có từ năm 1621, giữa làng có khu chợ cổ, thường gọi là chợ Hốc(vì khi hình thành chợ thì chợ nằm sát một vịnh nhỏ ven biển Đông, phía sau chợ lại có 1 con lạch lớn thông từ biển vào) chợ Hốc sau được đặt tên là chợ Bể.Làng Hốc - Giang Hải Huyệt Tam sau được đổi thành Duyên Thọ. Năm Định Tị đờiMinh Mạng thứ XII (1827) Doanh Điền sử Nguyễn Công Trứ về mở mang vùng đất của Lạn Môn (tức cửa sông Sò ngày nay) chấn chỉnh lại hành chính, đã chia làng Duyên thọ thành 2 làng : Duyên Thọ và Ngưỡng Nhân, phần đất Duyên Thọ thuộc tổng Quất Lâm và Hoành Nha, phần đất Ngưỡng Nhân thuộc Tổng Hoành Thu quận Giao Thuỷ- Trấn Sơn Nam Hạ (tức tỉnh Nam Định). 

Trước, sau những năm 1930 dân số làng Duyên Thọvà Ngưỡng Nhân phát triển ngày càng đông đúc. Một bộ phận dân làng Duyên Thọchuyển ra phía Nam và Đông Nam xã, hình thành các trại mới như: Duyên Hồng,Duyên Hải, Duyên Trường, các trại này sau phát triển thành các thôn nhưng ngày nay. Tại vùng đất phía đông Nam của Xã, cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, một số quan chức phong kiến và dân thường ở Thư Trì, Kiến Xương, Tiền HảiThái Bình. Một số khác ở vùng Trà Lũ, Hành Thiện Xuân Trường, Hoành Đông Giao Thuỷ xuống cũng với một số hộ dân gốc làng Ngưỡng Nhân ra hình thành thêm làng mới là làng Lạc Nông. 
Làng Lạc Nông có thôn Lạc Nông và Nhân Thành sau gọi chung là Lạc Thành. 
Qua nhiều đổi thay của tự nhiên và xã hội nhưngvới ý chỉ và bàn tay cần mẫn, siêng năng của thể hệ cha ông, mảnh đất Giao Nhân ngày càng phì nhiêu, trù phú. Các cánh đồng lúa nước được quy hoạch lại, hệ thống mương máng, tưới tiêu, bờ vùng, bờ thửa được nâng cấp, các cổng đập điều tiết nước phục vụ thâm canh theo 2 vụ chiêm, mùa, được xây đắp tu bổ khá hoàn chỉnh.Người nông dân trong xả ngày càng có điều kiện làm ăn, gắn bó với mảnh đất quê hương. 
Trong các thôn, làng dân cư ngày càng đông đúc, ranh giới được phân địnhrõ ràng, đường sá được sửa sang đảm bảo việc giao lưu, đi lại và làm ăn lâu dàicủa người dân. Ngoài 2 tuyến đường chính 56 và Tiến Hải của huyện, tỉnh đi qua,xã còn ba tuyến đường liên xã. Tuyến phía Bắc nối từ làng Tiên Chưởng (Giao Châu) qua bốn xóm: Duyên Hoà, Duyên Sinh, Nhân Thắng, 

Nhân Tiến đến làng Hoành Nhị (Hoành Sơn). Tuyếnphía Nam chạy dọc theo sông Cồn Nhất qua các xóm Duyên Trường, Duyên Hồng đến sông Can Lao (Giao Châu). Tuyên thứ ba chạy dọc theo sông vụ đông qua 2 xómDuyên Trường và Lạc Thành ra giáp xã Giao Hải. Hệ thống đường nội bộ thôn, xómđược nối liền giữa các khu dân cư có tổng chiều dài gần 50 km.

Khởi nguồn từ những tập đoàn người cùng các dòng họ Nguyễn, Mai, Đỗ, Vũ... về đây chiếm lĩnh những gò phù sa màu mỡ ven biển Đông, vừa đánh bắt thủy, hải sản vừa trồng trọt, chăn nuôi để sinh sống. Kế tiếp nhau các thế hệ cha ông đã cùng nhau quai đê lấn biển. Dựa vào thủy triều thau chua, rửa mặn, phá sú vẹt, nhổ có lăn, khai thêm mương máng đưa phù sa vào ruộng để trồng cói, trồng lúa nước, trồng rau mẫu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt, nước lợ... Đời nọ nối tiếp đời kia cần mẫn kiên trì, bền bỉ đổ mồ hôi nước mất và cả xương máu để kiến tạo ruộng đồng. Quá trình ấy, người dân Giao Nhân nương tựa vào nhau tạo nên sức mạnh đoàn kết keo sơn, chính họ đã tạonên xóm làng đông đúc với những hàng tre, hàng cau, cây đa, bến nước. Và cũng chính những bàn tay lao động cũng với trí thông minh, sáng tạo và lòng dũng cấm,người Giao Nhân đã tạo nên gần hai chục cánh đồng, mỗi năm hai mùa lúa bát ngát xanh tươi. 

Trải qua quá trình mở đất, lập làng xã cũng là quá trình các dòng họ phát triển đa dạng và phong phú về mọi mặt. Từ các dòng họ Nguyễn, Mai, Đỗ, Vũ, Trần, Đặng sau đã phát triển lên hơn 50 dòng họ, riêng làng Duyên Thọ đã có 38 dòng họ, có dòng họ đã kế tiếp nhau tới 15 16 đời liên tục. Các dòng họ đã kề vai, sát cánh, đoàn kết bên nhau mang sức lực, tài năng,trí tuệ để chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù, viết lên bản anh hùng ca của những con người cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất. Vượt qua thử thách với thời gian, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tiến bộ. Các kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi được đúc kết. Trồng lúa nước là nghề cổ truyền. Người Giao Nhân đã có kinh nghiệm chọn lọc từng giống lúa cho từng chân ruộng, hợp với thổ nhưỡng,mùa vụ. Các đồng trũng phía Nam và Tây Nam xã thường cấy lúa Hin, lúa Di, saucó nếp trần, nếp thầu dầu. Đặc biệt có giống ré nước cao cây, to khoẻ ít để, gạo lại vừa trắng trong, vừa dẻo. Vùng ruộng phía Bắc, khu Thượng, Hạ Nội và Lạc Nông các giống lúa tẻ thơm nổi tiếng như: Tám Xoan, Rự râu được cấy khá nhiều.Giống lúa, nếp để đồ xôi, nấu rượu, gói bãnh chưng có nếp cái hoa vàng. Các giốngTám Xoan hạt dài, trắng trong, dẻo thơm, nếp cái hoa vàng hạt trắng dẻo thơm lâu thường dùng cho ngày tết, cúng giỗ gia tiên, hiểu, hỷ, vừa làm quà biểu và sinh lễ. Món quà này vừa mang tình làng quê chất phác, vừa sâu đậm mà không phô trương hào nhoáng. 
Những giông cây được trồng trong vườn phổ biểu là: mít dai, bưởi, nhân Hưng Yên, cam chanh, chu… ta chuối tây Sau này có thêm giông Na đai, Hồng xiêm 
Xuẩn Đỉnh… Những sản phẩm hoa quả chủ yêu để bọt dưỡng, cúng, lễ và tiêu thụ tại thị trường nội bộ tăng thu nhập cho mỗi gia đình. 

Nghề trồng rau, quả được phát triển và duy trì cho đên ngày nay ở các xóm Duyên Hải, Duyên Hồng, các giống rau quả phổ biến được trồng như: xu hào, bắp cải, cải củ, cải bẹ, hành tỏi, gừng, dưa gang, dưa chuột,dưa hồng sau này thêm xúp lơ, cải cuộn, cãi ngọt…Người dân ở đây vừa trồng rau,quả đại trà, vừa sản xuất giống để bán cho các xã trong và ngoài huyện. Thu nhậptừ mỗi sào rau, quả thường cao gấp 2-3 lần trồng lúa nên đã góp phần cải thiện đời sống cho mỗi gia đình. 

Tại vùng đất sa bồi phía Bắc xã gồm làng Duyên Thọ và Ngưỡng Nhân, một thời gian dài người dân đã duy trì nghề trồng dâu, nuôi tằm. Có thời điểm trên 50% số hộ dân theo đuôi nghề phụ này. Cây đâu được cấy hẩu hết trong vườn,quanh nhà lấy lá làm thức ăn nuôi tằm chọn loại tầm có tờ vàng óng. Sản phẩm kén vàng đười bản cho thương lái lấy tiền. Tuy nhiên nghề trồng dâu nuôi tằm ngày một mai một. Cả hai làng trên nghề đan nát mây, tre, nghề làm bánh trái và các loại miến dong, miến gạo vẫn còn duy trì được, sản phẩm này ngày càng phong phú, tiêu thụ khá rộng trong và ngoài xã. 

Do việc khai thác thuỷ, hải sản, nông sản củacác địa phượng nói chung, của Giao Nhân nói riêng, chợ Bể là điểm giao thương ngày càng sầm uất không chỉ trong huyện, trong tỉnh mà các tỉnh bạn như Thái Bình, Hưng Yên cũng đến buôn bán, trao đổi hàng hoá. Ngay từ những buổi đầu chợ được hình thành, không khi giao lưu tại chợ đã trở lên đông vui hấp dẫn kháchthập phương: 

“ Đồn rằng chợ Bể vui thay

 Đằng đông có quán, đằng tây cóChùa

 Ở giữa có miếu thờ vua

Xung quanh nước chảy, đò đưa anh về.. ”. 

 Hàng hoá trao đổi tại chợ rất đa dạng, đủ các chủng loại nhưng chủ yếu là các mặt hàng nông sản, thực phẩm, hải sản và các hàng tiêu dùng thiết yểu.Trước đây chợ hợp theo 6 phiên chính vào các ngày mồng bốn, mồng tám, mười bốn, mười tám, hai bốn,hai tấm âm lịch và 3 phiên chợ nổ vào các ngày mồng một, mười một, hai mốt âm lịch hàng tháng. Sau này các phiên chợ nề bỏ để tập trung vào các phiên chợ chính theo truyền thống. 

Ngoài ra chợ vẫn duy trì hợp vào chiều, tối hàng ngày để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong vùng. 

Gian khổ, bẩn hàn, khó khăn, cực nhọc nhưng vớiý chỉ vươn lên người Giao Nhân đã xây đắp lên những truyền thống tốt đẹp ban đầu đáng được trân trọng, tự hào. Trước hết là truyền thống đoàn kết, dũng cảm, bền bỉ, kiên trì đấu tranh chính phục thiên nhiên trong sự nghiệp. khai hoang lấn biển, lập làng. Gần 5 năm đó : 1623 đến 1627 ông cha ta khi đó mới có hơn chục hộ nhưng với sức mạnh từ trí thông minh, bàn tay chai cứng trước bão tố, biển cả mênh mông thế mà vùng đất xã “Hải Huyệt Tam” xưa được quai đê lân ra biển cả ở độ sâu 7 thước (bằng 2,8m) hình thành hơn 1.420 mẫu ruộng cấy cho các thế hệ cháu con sinh sống cho đến ngày nay. Đó vừa là một thành tựu vĩ đại có từ xưa,vừa thể hiện sức mạnh đấu tranh, ý chí, quyết tâm tự lực, tự cường trong lao động sáng tạo để chính phục, chiến thang thiên nhiên của thế hệ cha ông. 

Trong một chuyến thị sát của quan, quân triều Nguyễn đi qua vùng đất ven biển đồng bằng Bắc Bộ, đoàn đã dừng lại nghỉ một đêm tại xã “Hải Huyết Tam” (tức Duyên Thọ và Ngưỡng Nhân ngày nay). Thi sĩ Phạm Hợi nguyên là quan giáo thụ đã có bài thơ trong tập “Tháp kỳ” ghi nhận công lao, chiến tích của cha ông ta: 

       “Hải huyệt triều Lê hữu tứ công

Bắc lai viễn cận tịnh chuyên nông

 Lạc cư thập hộ khai hoang địa

 Vĩnh tộ tam niên thuỷ đốc công

 Trúc lộ tứ biên trang khả bảo

 Tuấn cừ lục hoạch thuỷ đa thông

 Sinh cơ kim nhật thành như thử

 Ức tích thiên hồi lịch vũ phong ”

 *Dịch nghĩa - bài thơ: ở trang Hải Huyệt

 Hải Huyệt triều Lê tới bốn ông

 Phía bắc về chăm chỉ việc canh nông

 Năm thứ ba đời Vĩnh Tộ (1621) bản khai khẩn

 Mười hộ cùng nhau bỏ công, của

 Bốn phía đắp đê bao, có đường vào

 Khơi sáu con lạch thành sáu con sông

 Nay cháu con sinh sông yên ấm như thế

 Nghĩ lại năm xưa gian nan vạn trùng.

Sau những tháng năm yên ấm cùng chung sức xây dựng làng, xã. Chế độ phong kiến đã để ra sự phân hoá xã hội ngày càng gay gắt. Sự tranh giành quyền lực, đất đai đã xuất hiện. Tại địa phương những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ, tự phát để giải quyết tranh chấp đất đai, công bằng xã hội đã xảy ra. 
Cuộc đấu tranh có ý nghĩa nhất trong thời kỳ đầuxảy ra năm Minh Mệnh thứ 9 (1828)1. Khi ấy cha con Phạm Thức là người trong vùng ỷ thể có người nhà làm quan và có đông anh em trong đội thị vệ trấn Sơn Nam đã ngang nhiên chiếm 50 mẫu ruộng chung của Bình Chùa để lập trang trại riêng. 

Trước hành động ngang ngược đó, hàng chục hộ dân trong làng Duyên Thọ do ông Nguyễn Công Hinh chủ trì đã nhiều lần kéo đến yêu cầu Phạm Thức trả lại số ruộng đất đã chiếm dụng. Cha con Phạm Thức không nghe còn đưa lính về đe dọa. Nhân dân trong làng quyết không chịu, một mặt huy động nhiềungười đến, gây sức ép với Phạm Thức, mặt khác viết đơn tập thể vào tận thành Phú Xuân (cố đô Huế) tố cáo. Triều đình Nhà Nguyễn phải cứ một đoàn khán đạc về Duyên Thọ để xem xét và xử cho làng thắng kiện, buộc Phạm Thức trả lại đất côngcho Đình Chùa. Những cuộc đấu tranh như trên thắng lợi đã thể hiện sức mạnh đoàn kết, ý chí của nhân dân đòi công bằng, công lý, khơi dậy lòng yêu nước,yêu quê hương của nhân dân địa phương.

1-Tư liệu trích từ văn bia khắc trên đá ( chữ Hán) đang giữ tại “Di tích lịch sử văn hoáĐình Chùa Duyên Thọ ". 


Biên tập lại: Vũ Trung







image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1